---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bát Nhiệt Địa Ngục
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 八熱地獄 (Hiển Tông Luận)
Ở dưới đất nên gọi là địa ngục. Luận Bà Sa nói: ở dưới cõi Nam Thiệm Bộ Châu hơn 500 Do Tuần có địa ngục. Địa ngục này có lớn, có nhỏ. Địa ngục lớn có tám cái lạnh, tám cái nóng. Mỗi địa ngục lớn có bốn cửa. Mỗi cửa có bốn địa ngục nhỏ. Tổng cộng mười sáu địa ngục nhỏ, gọi là địa ngục Du tăng, vì chúng sanh chịu tội, khi đến ngục ấy, tội khổ tăng lên.
(Tiếng Phạn là Thiệm Bộ Châu, còn gọi là Diêm Phù Đề, tiếng Hoa là Thắng Kim Châu. Tiếng Phạn là Du Thiện Na, còn gọi là Do Tuần, tiếng Hoa là Hạn Lượng).
Một, Tưởng địa ngục. Ngục này trong luận Câu xá có tên là địa ngục Đẳng hoạt. Luận Hiển tông nói: Chúng sanh ở trong địa ngục này, tay mọc ra móng sắt dài và bén nhọn, giận dữ nhau, trong lòng nuôi hận thù hại nhau, dùng móng vuốt ấy vồ nhau đến thịt rơi máu đổ, hoặc bị đâm chém nghiền giã tưởng là đã chết. Luồng gió lạnh thổi tới, da thịt những tội nhân ấy trở lại như trước và sống lại; nên gọi là tưởng địa ngục.
Hai, Hắc Thằng Địa Ngục. Vì ngục tốt trong ngục này dùng dây sắt nóng cột chặt tội nhân kéo đi, sau đó đem chém, cưa những tội nhân ấy. Rồi luồng gió dữ thổi bùng những dây sắc nóng ấy và buộc chặt thân thể tội nhân đốt cháy đến thịt, xương tủy sống sôi lên. Đau khổ không kể xiết, nên gọi là Địa Ngục Hắc Thằng.
Ba, Đôi Áp Địa Ngục. Ngục này cũng gọi là địa ngục Chúng họp. Trong ngục có núi đá lớn, tội nhân đi vào bên trong, núi ấy tự nhiên khép lại, ép vào thân thể, thịt xương nát tan; nên gọi là Địa Ngục Đôi Áp.
Bốn, Khiếu Hoán Địa Ngục. Vì chúng sanh chịu tội đã đến ngục này, ngục tốt dích tội nhân bỏ vào cái vạc lớn nước đang sôi sùng sục, chịu biết bao đau đớn, khổ sở, kêu gào khóc lóc; nên gọi là Địa Ngục Khiếu Hoán.
Năm, Đại Khiếu Hoán Địa Ngục. Vì sau khi ngục tốt đã bỏ tội nhân vào nước sôi nấu nhừ, thì gió nghiệp thổi tới làm tội nhân ấy sống lại. Ngục tốt tiếp tục bắt tội nhân bỏ vào chảo sắt lớn, rang khô, lửa đốt, thống khổ không thể nói hết, la lớn kêu cứu, hoàn toàn vô ích; nên gọi là Địa Ngục Đại Khiếu Hoán.
Sáu, Thiêu Chích Địa Ngục. Vì địa ngục này lấy sắt làm thành, lửa dữ hừng hực, thiêu đốt cả trong lẫn ngoài, da thịt tội nhân cháy rụi, thống khổ vô cùng; nên gọi là Thiêu Chích Địa Ngục.
Bảy, Đại Thiêu Chích Địa Ngục. Vì ngục tốt đem bỏ tội nhân trong thành bằng sắt, thì lửa dữ đốt thành, trong ngoài đỏ rực, đốt cháy tội nhân. Lại có hầm lửa đang cháy phừng phực. hai bờ trong hầm lại có núi lửa, ngục tốt bắt lấy tội nhân, dùng cây sắt xuyên ngang thân mình rồi treo lên ngọn lửa, da thịt cháy tan nát, thống khổ không cùng; nên gọi là Địa Ngục Đại Thiêu Chích.
Tám, Vô Gián Địa Ngục. Vì chúng sanh có tội, đến đây chịu khổ không chút gián đoạn, nên gọi là Vô Gián. Luận Thành thật nói rõ năm loại Địa Ngục Vô Gián:
01) Thú Quả Vô Gián: Người phạm tội quá nặng (sau khi chết) liền đến ngục ấy chịu quả báo, không có khoảng cách;
02) Thọ Khổ Vô Gián: Đến ngục ấy (sau khi chết) chịu khổ sở, không có khoảng cách;
03) Thời Vô Gián: Thời gian chịu khổ trong địa ngục ấy không có khoảng cách;
04) Mạng Vô Gián: ở trong địa ngục ấy sống 20 tiểu kiếp trong đau khổ không ngừng nghỉ trong giây lát;
05) Hình Vô Gián: Chúng sanh chịu tội trong ngục ấy, sống chết liên tục, không gián đoạn. Đó là nói về tám địa ngục nóng.
Mướp Xào Mì Gói     Trì Niệm Danh Hiệu Phật Dược Sư Để Được Gia Hộ     Thư Ngỏ Ấn Tống Kinh Sách: Chùa Đức Sơn ( Ninh Hòa – Khánh Hòa)     Nghi Ngờ     Nên Gửi Linh Các Con Vào Chùa     Nhà Tiên Tri     Nói bình đẳng mà còn ăn thịt chúng sanh thì như thế nào?     Họ Vương và Họ Thẩm     Hòa Thượng Thích Phước Quang (1908-1988)     MƯA RÀO, MƯA BỤI. BÀI HỌC VỀ VIỆC NHỎ, VIỆC LỚN     




















































Pháp Ngữ
Chưa dứt được tham, sân, si thì hãy khoan nói đến giác ngộ.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,695,680